Hướng nội xã giao là gì? Những đặc điểm nổi bật của người hướng nội xã giao

Hướng nội xã giao: Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm

Hướng nội xã giao là một loại tính cách phổ biến thuộc nhóm tính cách hướng nội. Những người thuộc nhóm hướng nội xã giao sở hữu những điểm chung với nhóm hướng nội thông thường như: Tập trung vào bên trong, thích những môi trường yên tĩnh, thích lắng nghe,.. Tuy nhiên, nhóm tính cách này cũng có những điểm khác biệt nhất định. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm ấy qua bài viết dưới đây.

Hướng nội xã giao là gì?

Những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng khi tham gia các hoạt động xã hội tập trung đông người
Những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng khi tham gia các hoạt động xã hội tập trung đông người

Hướng nội xã giao là một kiểu tính cách thể hiện những đặc điểm và cách họ tương tác với những người khác trong xã hội.

Những người thuộc kiểu tính cách hướng nội xã giao có xu hướng tập trung nhiều vào bản thân mình. Họ yêu thích môi trường riêng tư, yên tĩnh, ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là những người không thân thiết. Những người này sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng khi tham gia các hoạt động xã hội tập trung đông người hoặc tham gia vào hội nhóm nhiều người.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người hướng nội xã giao là người nhút nhát. Ngược lại, người hướng nội xã giao có khả năng thích ứng và giao tiếp xã hội tốt, song điều này sẽ được thể hiện rõ trong các cuộc gặp gỡ với nhóm nhỏ, ít người tham gia hoặc trong những cuộc trò chuyện sâu sắc.

Nếu thực hiện bài trắc nghiệm tính cách DISC, những người hướng nội xã giao khả năng cao sẽ thuộc nhóm S (người kiên định) hoặc nhóm C (người tuân thủ) chứ ít có trường hợp thuộc nhóm D (người thống lĩnh) và nhóm I (người ảnh hưởng).

Những đặc trưng nổi bật của người hướng nội xã giao

Thích gặp gỡ, tương tác với nhóm nhỏ bạn bè thân thiết
Thích gặp gỡ, tương tác với nhóm nhỏ bạn bè thân thiết

Những người thuộc kiểu tính cách hướng nội xã giao sẽ sở hữu những đặc trưng nhất định. Nếu có một hoặc một số những biểu hiện dưới đây thì bạn thuộc kiểu tính cách hướng nội xã giao đấy.

  • Không hứng thú trong giao tiếp xã hội: Những người này cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong một nhóm lớn với những người không quá thân thiết. Họ vẫn giữ được thái độ tốt và khiến người khác cảm thấy vui vẻ khi trò chuyện cùng. Tuy nhiên, trong thâm tâm thì họ không thích những hoạt động giao tiếp xã giao này. Thay vào đó, họ thích sống trong không gian riêng tư của mình – một không gian thoải mái, yên tĩnh và ít tương tác với người khác.
  • Thích gặp gỡ, tương tác với nhóm nhỏ bạn bè thân thiết: Tuy không thích giao tiếp trong nhóm lớn hoặc giao tiếp xã giao với những người không thân thiết nhưng đối với người trong nhà hoặc những người bạn thật sự thân thiết thì những người hướng nội xã giao sẽ thoải mái để chia sẻ những câu chuyện và ý tưởng của mình. Thậm chí, đối với một nhóm nhỏ thân thiết này, họ còn có xu hướng nói nhiều và thể hiện năng lượng sôi nổi.
  • Thích làm việc độc lập: Người hướng nội xã giao sẽ đạt được hiệu quả công việc tốt nhất khi làm việc một mình hoặc những công việc yêu cầu khả năng độc lập cao. Họ có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực mà mình quan tâm, có khả năng tư duy sáng tạo và gần như họ tự mình làm các phần việc của một nhóm.
  • Suy nghĩ sâu sắc và yêu thích cuộc sống tĩnh lặng: Người hướng nội xã giao thích tận hưởng cuộc sống yên tĩnh và thích làm các hoạt động giúp phát triển trí não, khả năng tưởng tượng như: Đọc sách, nghe nhạc, viết lách, vẽ,… Không những thế, vì có khả năng lắng nghe và quan sát tốt nên những người này luôn tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ, có những suy nghĩ và nhận thức sâu sắc về những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của mình.

Những điểm khác biệt của hướng nội xã giao với các kiểu hướng nội khác

Người hướng nội xã giao ưu tiên giao tiếp xã hội
Người hướng nội xã giao ưu tiên giao tiếp xã hội

So với những kiểu hướng nội khác, người hướng nội xã giao thường có xu hướng tương tác và giao tiếp xã hội tốt hơn. Một số điểm khác biệt của người hướng nội xã giao và các kiểu hướng nội khác là:

  • Người hướng nội xã giao ưu tiên giao tiếp xã hội: Ngoài việc tập trung vào bản thân thì người hướng nội xã giao cũng có khả năng tham gia vào các hoạt động và tương tác với người khác một cách thoải mái.
  • Người hướng nội xã giao có khả năng giao tiếp tốt hơn so với những người hướng nội thông thường. Họ biết cách tạo lập mối quan hệ mới và duy trì cuộc trò chuyện nếu những mối quan hệ này đem lại lợi ích cho họ.
  • Người hướng nội xã giao có sự thoải mái nhất định với xã hội: Nếu người hướng nội cảm thấy căng thẳng và có phần chán nản khi phải giao tiếp xã hội thường xuyên thì người hướng nội xã giao lại không quá khó khăn trong việc tiếp xúc và tương tác với nhiều người. Họ cũng không quá yêu thích việc giao tiếp với nhiều người không thân thiết nhưng cũng không bài xích hoạt động này.

Phương pháp tương tác hiệu quả với người hướng nội xã giao

Cố gắng tạo ra một không gian riêng tư, yên tĩnh, nơi cả hai cùng thấy thoải mái để chia sẻ với nhau
Cố gắng tạo ra một không gian riêng tư, yên tĩnh, nơi cả hai cùng thấy thoải mái để chia sẻ với nhau

Người hướng nội xã giao là những người giao tiếp có chọn lọc. Họ duy trì cuộc trò chuyện xã giao với người khác nhưng sẽ không bộc lộ con người của mình ra quá nhiều với những người không thật sự thân thiết. Vì thế, để tương tác hiệu quả với những người thuộc nhóm hướng nội xã giao, bạn thử qua một số phương pháp:

  • Tạo ra một không gian trò chuyện riêng tư và thoải mái: Khi giao tiếp với người hướng nội, nếu bạn trò chuyện trong một không gian ồn ào, đông người thì hai người sẽ khó có được sự kết nối với nhau bởi người hướng nội sẽ khó tập trung và bộc lộ bản thân ở những nơi đông người. Vì thế, để có được một cuộc trò chuyện hiệu quả, bạn hãy cố gắng tạo ra một không gian riêng tư, yên tĩnh, nơi cả hai cùng thấy thoải mái để chia sẻ với nhau.
  • Lắng nghe và tôn trọng: Người hướng nội xã giao thích lắng nghe nhiều hơn là trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ sẽ thể hiện sự tôn trọng của mình bằng cách chăm chú lắng nghe khi người khác đang nói và chú ý đến mong muốn của mọi người. Vì thế, họ cũng mong nhận được điều tương tự từ đối tác giao tiếp của mình. Bạn hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách lắng nghe, không ngắt lời khi họ đang nói là tôn trọng giới hạn của họ.
  • Khuyến khích thay vì ép buộc: Để có sự tương tác hiệu quả với người hướng nội xã giao, bạn hãy đề xuất ý kiến và khuyến khích họ làm theo những ý kiến đó thay vì bắt ép họ phải làm. Người hướng nội sẽ cảm thấy khó mở lòng và không thoải mái khi cuộc thảo luận trở nên căng thẳng, to tiếng hoặc có sự ép buộc.
  • Cho họ những khoảng thời gian riêng: Hãy cho người hướng nội xã giao có những khoảng thời gian nghỉ để nạp lại năng lượng sau quá trình tương tác xã hội mà họ đã thực hiện. Điều này sẽ giúp họ không bị nản và có tinh thần phấn chấn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về kiểu tính cách hướng nội xã giao, dấu hiệu nhận biết và cách tương tác hiệu quả với những người này. Nếu bạn thuộc kiểu người hướng nội xã giao, hãy luôn tự tin vào những khả năng mà mình có, nuôi dưỡng con người bên trong của mình cũng như cải thiện những điều còn thiếu để hoàn thiện bản thân hơn nhé. Để biết thêm thông tin về người hướng nội, hãy truy cập Tra Cứu DISC để tìm hiểu thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *