Người hướng nội nhưng nói nhiều thuộc kiểu tính cách gì? Những đặc điểm của kiểu tính cách này

Hướng nội nhưng nói nhiều và dấu hiệu nhận biết

Hướng nội nhưng nói nhiều là một kiểu lai tạo tính cách khi mà người hướng nội lại sở hữu một hoặc một vài đặc điểm của người hướng ngoại. Những người này được gọi là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại và đây cũng không phải là một nét tính cách hiếm trong xã hội. Trên thực tế, có nhiều người sở hữu những đặc điểm tính cách lai tạo này. Vậy tại sao lại có những người thuộc kiểu tính cách hướng nội nhưng nói nhiều, và đặc điểm của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người hướng nội nhưng nói nhiều thuộc xu hướng tính cách nào?

Người hướng nội nhưng nói nhiều là người thuộc nhóm tính cách I
Người hướng nội nhưng nói nhiều là người thuộc nhóm tính cách I

Người hướng nội nhưng nói nhiều cơ bản vẫn mang những đặc điểm của người thuộc xu hướng tính cách hướng nội. Tuy nhiên, họ lại sở hữu một đặc điểm của người hướng ngoại đó là ưa thích giao tiếp, trò chuyện.

Trong bài kiểm tra tính cách DISC, người hướng nội nhưng nói nhiều là người thuộc nhóm tính cách I (người ảnh hưởng). Bởi những người thuộc nhóm tính cách này là người có khả năng giao tiếp tốt, họ hòa đồng và tạo bầu không khí vui vẻ trong môi trường, hội nhóm mà họ tham gia. Tuy nhiên, họ lại không phải là người hướng ngoại. Ngoài những lúc giao lưu, tiếp xúc với người khác, họ cần khoảng thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng bằng cách ở một mình, tự chữa lành bản thân.

Trên thực tế, việc nói nhiều chia thành hai hướng: Hướng nội nhưng nói nhiều với những người đã thân thiết và nói nhiều với hầu hết mọi người, kể cả người chưa quá thân quen.

Không dễ gì để là người hướng nội nhưng nói nhiều. Nếu bạn là người hướng nội và khi ở cùng những người thân thiết bạn có xu hướng nói nhiều thì đây hoàn toàn là một điều bình thường và bạn vẫn có khả năng là một người hướng nội thực thụ, không lai tạp những nét tính cách khác. Bởi người hướng nội tuy được biết đến là những người trầm tĩnh, ít nói nhưng họ sẽ có một nhóm nhỏ bạn bè, những người mà họ vô cùng tin tưởng để sẻ chia những vấn đề của mình. Do không thể bộc lộ suy nghĩ của mình với nhiều người nên đối với những người họ tin tưởng, họ sẽ có xu hướng bộc lộ tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của mình và điều này khiến họ trở nên nói nhiều khi ở cùng người thân thiết.

Nếu bạn là người hướng nội nhưng nói nhiều, thích giao tiếp, thích bộc lộ suy nghĩ của mình với nhiều người, không nhất thiết là những người cực kỳ thân thì bạn thuộc kiểu tính cách vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Đây là một kiểu tính cách mà người sở hữu vừa có những biểu hiện của người hướng nội lại vừa có những dấu hiệu của người hướng ngoại.

Những dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội nhưng nói nhiều

Một điểm mạnh nổi bật khác của người hướng nội nhưng nói nhiều đó là bạn vừa làm việc theo nhóm lại vừa biết cách làm việc độc lập
Một điểm mạnh nổi bật khác của người hướng nội nhưng nói nhiều đó là bạn vừa làm việc theo nhóm lại vừa biết cách làm việc độc lập

Hướng nội nhưng nói nhiều là một trong những biểu hiện tiêu biểu nhất của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Những người thuộc cả hai kiểu tính cách trong từng trường hợp sẽ thể hiện sự cân bằng hoặc bộc lộ kiểu tính cách này nhiều hơn kiểu tính cách kia. Những người này vừa có cả thế mạnh của hai kiểu tính cách. Tuy nhiên, nếu không biết học tập, rèn luyện thì họ cũng dễ để phần điểm yếu của hai tính cách này chi phối, dẫn đến chịu nhiều rào cản hơn những người khác.

Để xác định xem bạn có là người hướng nội nhưng nói nhiều hay không, bạn so sánh với những đặc điểm:

  • Bạn là người vừa biết lắng nghe vừa có khả năng giao tiếp tốt: Nếu bạn có đầy đủ dấu hiệu của người hướng nội nhưng nói nhiều thì khả năng cao bạn là người vừa biết lắng nghe vừa giao tiếp tốt. Bạn cân bằng được cả hai ưu điểm của hai xu hướng tính cách. Bạn biết lên tiếng khi cần thiết và cũng biết lúc nào nên dừng lại lắng nghe để nhận biết mọi thứ tốt hơn. Người vừa biết lắng nghe lại có khả năng giao tiếp tốt sở hữu phong thái tự nhiên, ẩn chứa trong họ là lối suy nghĩ sâu sắc, cách thể hiện quan điểm thú vị nên thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
  • Bạn thấy thoải mái khi ở một mình và cũng dễ chịu khi trong các mối quan hệ xã hội: Đây cũng là một nét tính cách của người hướng nội nhưng nói nhiều. Đặc điểm của người hướng ngoại là hòa đồng, năng lượng. Nếu bạn mang nét tính cách này của người hướng ngoại thì bạn sẽ dễ hòa nhập với môi trường mới, bạn tham gia một cách hứng thú trong các hoạt động. Tuy nhiên, sau khi kết thúc sự kiện, bạn luôn tìm cho mình một khoảng lặng riêng để tái tạo năng lượng, sống đúng với tính cách của người hướng nội. Bạn tận hưởng cảm giác được ở một mình như một người hướng nội thực thụ mà không cảm thấy cô đơn, buồn tẻ.
  • Bạn tạo ra sự cân bằng cho mình và mọi người xung quanh: Điểm mạnh của những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại là bạn có khả năng cân bằng tốt. Bạn hướng nội nhưng nói nhiều, bạn không chỉ biết cách tự cân bằng mà còn dễ dàng kết nối với nhiều người, chia sẻ, đưa ra những lời khuyên giúp mọi người cân bằng cuộc sống của họ tốt hơn. Bạn là kiểu người mà người khác muốn thân thiết, bạn mang đến sự tin tưởng, thoải mái cho các mối quan hệ xung quanh mình.
  • Bạn có khả năng điều chỉnh hành vi tốt: Người hướng nội nhưng nói nhiều thay đổi, điều chỉnh cách ứng xử của mình sao cho phù hợp nhất với từng tình huống, đối tượng giao tiếp. Bạn dẫn dắt câu chuyện, tình huống theo hướng có lợi cho bản thân, bạn trò chuyện vui vẻ, chân thành, nhẹ nhàng nên mang lại sự thích thú và cảm giác tích cực cho mọi người xung quanh.
  • Bạn vừa làm việc nhóm lại vừa làm việc độc lập một mình: Một điểm mạnh nổi bật khác của người hướng nội nhưng nói nhiều đó là bạn vừa làm việc theo nhóm lại vừa biết cách làm việc độc lập. Điều này cho phép bạn làm tốt các công việc hoạt động tập thể lại cũng như tự nghiên cứu, tìm tòi, học tập một mình.

Lời kết

Nếu bạn là kiểu người hướng nội nhưng nói nhiều thì bạn thuộc kiểu tính cách vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Đây là một kiểu tính cách thường thấy nhưng không ai cũng biết cách dung hòa những đặc điểm trái ngược trong con người mình, biết cách tận dụng ưu điểm của từng xu hướng tính cách. Nếu bạn cân bằng giữa hướng nội và hướng ngoại, tìm cách hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm của từng kiểu tính cách thì bạn chắc chắn sẽ trở thành một người giỏi giang, dễ dàng đạt được thành công. Để tìm hiểu thêm về các xu hướng tính cách khác trong DISC, bạn có thể truy cập vào trang tracuudisc.com nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *